Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Đà tăng trưởng của TP HCM có thể trở lại từ quý II năm sau

Đà tăng trưởng của TP HCM có thể trở lại từ quý II năm sau

Do tác động từ tình hình chung trên thế giới, tăng trưởng của TP HCM dự kiến chịu áp lực đến hết quí I năm sau và tích cực lại từ quý II/2023.

Dự báo này được nêu trong “Báo cáo kinh tế vĩ mô TP HCM quý IV” do Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) vừa công bố.

Nhóm chuyên gia cho rằng, do độ mở lớn của nền kinh tế, sản xuất của thành phố đã chịu tác động của cầu giảm từ nước ngoài. Đến tháng 11, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ còn tăng 0,6% so với cùng kỳ 2021. “Sự sụt giảm trong sản xuất lần này nghiêm trọng hơn so với những gì diễn ra trong giai đoạn dịch”, báo cáo nhận định.

Sức mua hiện ở mức thấp, chỉ xấp xỉ 80% năm 2019 dù đã vào mùa cao điểm tiêu dùng. Do thương mại dịch vụ chiếm 65% GRDP TP HCM nên dấu hiệu này cho thấy bức tranh chung kém lạc quan.

Ngoài ra, doanh số huy động vốn liên tục giảm, nghịch chiều với sự leo thang của lãi suất huy động. Theo số liệu gần nhất đến tháng 11, tăng trưởng nguồn cung vốn (dư nợ tín dụng) trên địa bàn giảm 4% và huy động vốn giảm 275% so với tháng 10.

Dù vậy, theo dự thảo ngày 15/12, UBND TP HCM cho biết tăng trưởng GRDP của thành phố năm nay ước tăng 9,03% so với cùng kỳ 2021 (cùng kỳ giảm 5,36%) và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5%).

Phân tích và dự báo hoạt động bán lẻ TP HCM, với đường màu đỏ doanh thu thực tế và đường màu xanh là dự báo theo mô hình. Nguồn: Đại học Kinh tế - Luật

Phân tích và dự báo hoạt động bán lẻ TP HCM, với đường màu đỏ doanh thu thực tế và đường màu xanh là dự báo theo mô hình. Nguồn: Đại học Kinh tế – Luật

Sử dụng phương pháp dự báo Multi Layer Perceptron (là một loại thuật toán máy tính dự báo), nhóm chuyên gia nhận thấy những áp lực với kinh tế TP HCM còn tiếp diễn trong quý tới.

Tại hai trụ cột lớn, hoạt động bán lẻ giảm nhiều vào các tháng 11, 12 và tháng 1, rồi phục hồi khá tích cực, trở về mức bình quân vốn có giai đoạn 2019-2020. Công nghiệp cũng lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 3 nhưng có thể chưa bằng mức từng có trước dịch.

Phân tích và dự báo hoạt động công nghiệp TP HCM, với đường màu đỏ là kết quả thực tế và đường màu xanh là dự báo theo mô hình. Nguồn: Đại học Kinh tế - Luật

Phân tích và dự báo hoạt động công nghiệp TP HCM, với đường màu đỏ là kết quả thực tế và đường màu xanh là dự báo theo mô hình. Nguồn: Đại học Kinh tế – Luật

Ngoài ra, lạm phát có thể dao động mạnh ngay từ đầu năm sau, tạo nhiều áp lực lên nền kinh tế. Lạm phát của thành phố hiện chủ yếu do lực đẩy từ biến động giá hàng hóa thiết yếu. Từ quý I đến quý II năm sau, nó có thể bị phóng đại bởi áp lực lạm phát nhập khẩu thông qua truyền dẫn tỷ giá.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Xuân, Trưởng nhóm nghiên cứu, đánh giá dù có những thách thức sắp tới, kinh tế TP HCM không rơi vào nguy hiểm hay suy thoái. Việc đưa ra cảnh báo lúc này để sớm có giải pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Một góc quận 1, TP HCM vào tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Một góc quận 1, TP HCM vào tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, giai đoạn tháng 10/2021 – 9/2022, thành phố đã thành công vượt mong đợi về chương trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, với các lý do khách quan và chủ quan, “đầu tàu kinh tế” đang chứng kiến suy yếu trong tổng cầu, bán lẻ, sản xuất và ảnh hưởng bởi lãi suất tăng.

Năm 2023, TP HCM chọn kịch bản tăng trưởng GRDP 7,5-8%. “Nếu muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta phải có những tăng tốc hơn nữa”, ông Vũ nói.

Để thuận lợi vượt qua thách thức đầu năm sau và đạt mục tiêu tăng trưởng, nhóm nghiên cứu đề xuất Trung ương kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn đại dịch, đến hết 2023. Trong đó, trọng tâm là chính sách giảm 2% VAT và giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định 96.

“Chúng tôi hy vọng tại cuộc họp Quốc hội bất thường đầu năm sau có thể chấp thuận kéo dài chính sách giảm 2% VAT. Cùng với đó, cần tăng tốc giải ngân đầu tư công, không chỉ cho hạ tầng mà còn phát triển nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu”, PGS.TS. Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật, nhận định.

Về dài hạn, các chuyên gia khuyến nghị TP HCM cần định hướng chiến lược kiến tạo lại động lực từ nội lực, tăng tự chủ, giảm phụ thuộc bên ngoài. Theo PGS. TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM, trước bối cảnh động lực tăng trưởng giảm dần, thành phố cần dũng cảm lựa chọn động lực mới.

“Chúng ta không nên chạy theo những con số thu hút FDI ngắn hạn, cần kiến tạo phát triển dựa trên khoa học công nghệ, nhân lực trình độ cao một cách kiên trì 5-10 năm”, ông Thi khuyến nghị.

Theo nhiều chuyên gia, TP HCM vẫn còn các nguồn lực chưa thể giải phóng bởi chính hành lang pháp lý và khuôn khổ quản trị như: tài sản công, đầu tư công, kinh tế y tế, kinh tế giáo dục. Ngoài ra, hiện vẫn còn các nút thắt lịch sử chưa thể tháo gỡ trong ngắn hạn, làm chậm quá trình hồi phục: đầu tư công, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, thâm dụng lao động. Để cải thiện, cần có thay đổi hành lang pháp lý về quản trị.

“Cần sớm sửa Nghị quyết 54 (quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP HCM), trao quyền nhiều hơn để lãnh đạo thành phố có thể được thực hiện nhanh các quyết sách theo đặc thù riêng và xem đó là thí điểm để nhân rộng nhiều địa phương khác trong tương lai”, PGS.TS. Hoàng Công Gia Khánh đề xuất.

Tương tự, PGS. TS Lê Trung Chơn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM đánh giá đã đến lúc nên có Luật về chính quyền đô thị áp dụng theo mô hình thị trưởng. Điều này sẽ giúp các địa phương như TP HCM thực hiện tốt hơn các chính sách từ thu hút nhân tài đến đầu tư công.

Viễn Thông

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/da-tang-truong-cua-tp-hcm-co-the-tro-lai-tu-quy-ii-nam-sau-4553774.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện