Vì sao không làm sớm hơn? Thời đó doanh nghiệp chịu khó khănchồng chất trong bối cảnh vừa bị cấm vận, miền Bắc gặp chiếntranh. Nguyên vật liệu không có nên việc sản xuất gần như”cầm hơi”. Hai nhà máy Trường Thọ và Thống Nhất công suất196 triệu hộp mỗi năm nhưng sản xuất thực tế chỉ 8 triệu hộpmỗi năm, cũng chỉ vì không có nguyên vật liệu.
Ý nghĩ nhen nhóm, nhưng làm sao thành hình? Lợi thế của bà Mai Kiều Liên đến từ nền tảng kiến thức vững chắc. Quá trình đào tạo ở Nga không chỉ cung cấp kiến thức, công nghệ chế biến sữa, bà còn được học các kiến thức về máy móc thiết bị, tự động hóa – tất cả thông tin chuyên ngành. Đề tài luận án tốt nghiệp của bà cũng là thiết kế một nhà máy sữa bột trẻ em với 500 tấn sữa một ngày, phải lo khí, điện, nước, công nghệ bố trí mặt bằng, máy móc, dây chuyền chế biến…
Từ kiến thức đó, bà hiểu hướng đi tiếp theo của nhà máy: cần đến một hệ thống tự động hóa để vận hành. Nhưng đi đâu để kiếm? Thời bấy giờ, Vinamilk nhận được hai lời đề nghị. Một là công ty Pháp, yêu cầu 3 triệu USD; đơn vị thứ hai đưa giá 2,7 triệu USD cho việc phục hồi nhà máy. “Lúc đó công ty không có đồng USD nào. Có bao nhiêu ngoại tệ là lo nhập nguyên vật liệu để tái tạo, sản xuất, tạo công ăn việc làm”, bà nhớ lại.
Phần vì chi phí phục hồi quá cao, phần vì không có ngoại tệđể thanh toán chi phí, bà Mai Kiều Liên quyết định dùng chấtxám Việt để thực hiện kế hoạch phục hồi nhà máy cũ. Là ngườitrong nghề, có kiến thức, có sách vở, bà nảy ra ý nghĩ xâydựng đội ngũ chuyên về tự động hóa – kết hợp các kỹ sư củaVinamilk và các nhà khoa học Việt Nam. Đội ngũ các nhà khoahọc đến nhà máy khảo sát, bảo rằng làm được, giá chỉ 500.000USD. Quan trọng nhất, họ đồng ý nhận thanh toán bằng tiềnViệt. Và đây chính là bước đầu tiên trong hành trình củathương hiệu sữa bột đầu tiên của Việt Nam, mang tên Dielac.
Nguồn tin: Báo Vnexpress
Link gốc: https://vnexpress.net/ba-mai-kieu-lien-ke-ve-lon-sua-bot-made-in-vietnam-dau-tien-4550976.html