Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

‘Nhiều cơ hội chuyển đổi số tại nước ngoài cho Việt Nam’

‘Nhiều cơ hội chuyển đổi số tại nước ngoài cho Việt Nam’

Theo ông Joseph Saib, đại diện Công ty Tel.red (Mỹ), doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng thị trường, chuẩn bị kỹ lưỡng cho nguồn nhân lực khi phát triển tại thị trường quốc tế.

Ông Joseph Saib vừa có bài tham luận tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần IV (VFTE 2022) vừa tổ chức ngày 8/12.

Vị chuyên gia có bằng Thạc sĩ Khoa học về Kỹ thuật Máy tính của UC San Diego, bao gồm cả phần mềm và phần cứng. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Thung lũng Silicon của Mỹ, từng làm việc cho cả các công ty mới thành lập và các công ty công nghệ lớn như Qualcomm, Sony, T – Mobile, Ericsson, Facebook và Amazon.

Với kinh nghiệm dày dặn, ông cũng có nhiều phân tích giá trị về thị trường. Chuyên gia dẫn số liệu, có 70% doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số. 40% tổng chi tiêu công nghệ được cho là dành cho chuyển đổi kỹ thuật số. 2.000 tỷ USD là tổng chi tiêu của doanh nghiệp cho chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2019 (CIO, 2018).

Ông Joseph Saib trình bày tham luận tại sự kiện. Ảnh: Đình Tùng

Ông Joseph Saib trình bày tham luận tại sự kiện. Ảnh: Đình Tùng

Thị trường chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 1.009 tỷ USD vào năm 2025, từ 469,8 tỷ USD vào năm 2020. 65% GDP toàn cầu sẽ được số hóa vào năm 2022.

“Các con số này chứng minh cơ hội mà Việt Nam không thể bỏ lỡ, nắm bắt tiềm năng khổng lồ đó. Để phát triển thành công, các công ty Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức và nguồn lực”, ông nói.

Vị này dẫn ra bài học thành công từ Ấn Độ có nhiều thành công, bắt đầu gia công, tích lũy và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập nền tảng giáo dục. Đánh giá thị trường Việt Nam, ông nhận định nước ta có nhiều thành tựu đáng nể về công nghệ thông tin, Internet.

“Để mở rộng thành công sang một thị trường mới, các công ty cần giải bài toán tại địa phương”, chuyên gia nói.

Chiến lược này giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường và thích ứng với các yêu cầu mới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là rất quan trọng đối với mọi tổ chức.

“Mỗi nhân viên phải có năng lực chuyên môn, có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ và nhạy bén với những thay đổi. Sự hỗ trợ từ các chiến lược và chính sách của Chính phủ cũng rất quan trọng”, ông Joseph Saib đề xuất.

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là chương trình thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Ở năm thứ tư, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột – Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Ngoài các phần thảo luận, chương trình còn trao giải thưởng Make In Viet Nam 2022, vinh danh 40 doanh nghiệp. Giải thưởng năm nay gồm 4 hạng mục: Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số và Sản phẩm số tiềm năng. Trong đó các sản phẩm của Rynan Technologics Vietnam, Viettel, FPT và MISA nhận giải Vàng nhờ có tính tác động đến sự phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thời gian qua.

Minh Tú

Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2022 có sự đồng hành của Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, FPT, MoMo, OCB, MobiFone, Điện Quang, MediaTek, Misa, Sun Electronics…

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/nhieu-co-hoi-chuyen-doi-so-tai-nuoc-ngoai-cho-viet-nam-4547884.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện