Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Lạm phát Nhật Bản cao nhất 40 năm

Lạm phát Nhật Bản cao nhất 40 năm

Lạm phát tiêu dùng cơ bản tháng 10 của Nhật Bản đạt kỷ lục 40 năm do đồng yen yếu và áp lực chi phí nhập khẩu tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) tháng 10 – không bao gồm giá thực phẩm tươi sống – của Nhật Bản đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này vượt con số dự báo 3,5% của các nhà kinh tế và cao hơn mức 3% của tháng 9.

Đây cũng là mức tăng CPI lớn nhất của Nhật kể từ tháng 2/1982 khi một cuộc khủng hoảng ở Trung Đông bắt nguồn từ chiến tranh Iran-Iraq làm gián đoạn nguồn cung dầu thô và khiến giá năng lượng tăng đột biến. Như vậy, đây là tháng thứ bảy liên tiếp lạm phát nước này trên mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho biết chi phí hàng hóa nhập khẩu chiếm một nửa mức độ tăng giá của Nhật Bản. Dữ liệu tháng 10 cho thấy giá nguyên liệu thô tăng và đồng yen yếu – giảm hơn 20% so với USD trong năm nay – đã khiến chi phí năng lượng tăng hơn 15%; trong khi thực phẩm không bao gồm đồ dễ hỏng tăng 5,9%, nhanh nhất kể từ tháng 3/1981.

Trong số các mặt hàng thực phẩm, có 88% đắt hơn so với một năm trước, dẫn đầu là đồ uống có cồn, chẳng hạn như bia và rượu sake. Giá hàng gia dụng lâu bền tăng gần 12%, mức lớn nhất kể từ tháng 3/1975.

Mua sắm trong một cửa hàng dược phẩm ở Tokyo ngày 21/10. Ảnh: Reuters

Mua sắm trong một cửa hàng dược phẩm ở Tokyo ngày 21/10. Ảnh: Reuters

Dữ liệu cũng cho thấy các công ty Nhật Bản có thể đang rũ bỏ suy nghĩ giảm phát khi họ bắt đầu tăng giá đối với nhiều loại sản phẩm. Tháng 10, có 406 trong tổng số 522 mặt hàng cấu thành rổ CPI cốt lõi, đắt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 9, con số đó là 385 mặt hàng.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế Nhật Bản hiện còn mong manh sau suy thoái do đại dịch. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát của nước này nhìn chung vẫn ở mức vừa phải so với những quốc gia phát triển khác. Các nhà kinh tế không cho rằng BOJ sẽ tăng lãi suất, bởi họ coi sự gia tăng lạm phát trong năm nay là do chi phí đẩy (tức là áp lực tăng giá từ yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, tiền lương nhân công..). Nó sẽ giảm dần khi chi phí nhập khẩu dừng tăng.

“Tôi cho rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm và giá cả tăng sẽ dần giảm trong năm tới”, Takeshi Minami, Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, nói.

Hôm 17/11, Thống đốc Haruhiko Kuroda tái khẳng định việc không đổi chính sách tiền tệ để đạt được tăng trưởng tiền lương, lạm phát bền vững và ổn định. BOJ đang giữ lãi suất dài hạn quanh mức 0%, lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%.

BOJ dự báo mức trung bình giá cả cho năm tài chính đến tháng 3/2023 sẽ cao hơn 3% so với năm tài chính tính đến tháng 2/2022. Sau đó, mức tăng cho năm tài chính đến tháng 3/2024 sẽ chỉ bằng một nửa, bởi vì hàng hóa và các yếu tố chi phí đẩy khác giảm bớt.

Phiên An (theo Reuters)

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/lam-phat-nhat-ban-cao-nhat-40-nam-4537748.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện