Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

IMF: GDP toàn cầu có thể mất 7% vì ‘phân mảnh’

IMF: GDP toàn cầu có thể mất 7% vì ‘phân mảnh’

Việc các nền kinh tế ngày càng xa cách nhau đã gây ra gián đoạn về tài chính, năng lượng, thực phẩm, từ đó kéo tụt GDP toàn cầu.

Trong báo cáo công bố trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tác động dài hạn của sự phân mảnh (chia tách) về thương mại có thể dao động 0,2-7% GDP toàn cầu. Mức thiệt hại 7% tương đương GDP của cả Đức và Nhật Bản cộng lại.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 16/1 khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) với chủ đề “Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh”. IMF cho rằng nếu tính thêm cả sự phân mảnh về công nghệ giữa các khu vực, một số quốc gia có thể ghi nhận GDP giảm tới 12%. Dù vậy, nghiên cứu trên không đề cập đến việc tình trạng phân mảnh kéo dài bao lâu thì mới tác động đến tăng trưởng ở mức độ này.

IMF đã liệt kê nhiều yếu tố góp phần làm tăng sự phân mảnh trên toàn cầu. Trong đó có xung đột Nga – Ukraine và Covid-19. Cả hai sự kiện trên đều gây ra gián đoạn về tài chính, về nguồn cung năng lượng, thực phẩm. Chính sách hạn chế thương mại càng khiến các khu vực xa cách nhau.

“Rủi ro là sự can thiệp về chính sách, với danh nghĩa an ninh quốc gia hoặc kinh tế, có thể gây ra các hậu quả không mong muốn. Hoặc chúng cũng có thể được dùng để cố tình giành lợi thế kinh tế trước các quốc gia khác”, báo cáo nhận định.

IMF cho rằng các quy định nhằm hạn chế nhập cư, siết dòng chảy vốn và làm giảm hợp tác quốc tế cũng là các hình thức phân mảnh. Tổ chức này nhận định tác động của phân mảnh lên mỗi quốc gia là khác nhau. Người tiêu dùng có thu nhập thấp ở các nước tiên tiến sẽ không còn được tiếp cận hàng nhập khẩu giá rẻ nữa. Việc này sẽ khiến các nền kinh tế nhỏ, có độ mở cao chịu tổn thương.

“Phần lớn các nước châu Á sẽ chịu tác động này, do họ phụ thuộc vào thương mại”, báo cáo cho biết.

Các nước mới nổi và đang phát triển cũng sẽ không được hưởng lợi nhờ “sự chuyển giao công nghệ” từ các nước tiên tiến. Đây là điều từng giúp họ kéo tăng trưởng và chất lượng cuộc sống lên cao.

“Thay vì bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển sẽ càng tụt lại phía sau”, báo cáo cho biết.

IMF vì thế gợi ý 3 cách tiếp cận để giải quyết tình trạng phân mảnh. Đó là củng cố hệ thống thương mại quốc tế, giúp các nước dễ tổn thương giải quyết nợ và tăng cường chống biến đổi khí hậu.

Hà Thu(theo CNBC)

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/imf-gdp-toan-cau-co-the-mat-7-vi-phan-manh-4561016.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện