Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Doanh thu rạp phim CGV phục hồi về trước dịch

Doanh thu rạp phim CGV phục hồi về trước dịch

Quý III, chuỗi rạp chiếu phim đến từ Hàn Quốc (CGV) có 9 tỷ đồng doanh thu mỗi ngày tại Việt Nam, cao hơn cùng kỳ trước dịch.

Báo cáo kết quả kinh doanh mới đây của Công ty TNHH CJ CGV (Hàn Quốc) cho biết doanh thu quý vừa qua của chuỗi rạp phim này tại Việt Nam đạt 45,5 tỷ won (khoảng hơn 834 tỷ đồng). Con số trên tăng 50 lần so với cùng kỳ đỉnh dịch năm ngoái và cũng cao hơn cùng kỳ trước dịch (quý III/2019). Trung bình mỗi ngày, chuỗi rạp chiếu phim CGV thu về hơn 9 tỷ đồng.

Lợi nhuận hoạt động trong quý III đạt khoảng 3,4 tỷ won (tương đương hơn 62 tỷ đồng). Đây là quý thứ tư liên tiếp kết quả kinh doanh của CGV Việt Nam cải thiện.

Việt Nam là thị trường mang về nguồn thu cao thứ ba của CGV, chỉ sau quê nhà Hàn Quốc và thị trường tỷ dân Trung Quốc. Trong khu vực Đông Nam Á, CGV có thêm chuỗi rạp tại Indonesia nhưng doanh thu và lợi nhuận lần lượt thấp hơn 40% và 32% so với Việt Nam (một phần có thể do mạng lưới tại nước này ít hơn 11 rạp).

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, mạng lưới CGV nhiều hơn ở Việt Nam 22 rạp nhưng doanh thu thị trường này vẫn thấp hơn 56%, trong khi lợi nhuận hoạt động đang âm 6,7 tỷ won (khoảng 123 tỷ đồng).

CGV giải thích kết quả kinh doanh tại Việt Nam tăng trưởng nhờ bình thường hóa hoạt động sau giai đoạn giãn cách và sự thành công của các tựa phim. Chuỗi rạp chiếu phim này điểm danh Minions: Sự Trỗi Dậy Của Gru và Bỗng Dưng Trúng Số là hai phim ăn khách nhất trong quý III.

Theo dữ liệu từ đơn vị quan sát phòng vé độc lập Box Office Vietnam, phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ đạt doanh số gần 200 tỷ đồng ở tất cả cụm rạp. Trong khi phim hài đến từ xứ sở kim chi ghi nhận gần 182 tỷ đồng doanh số.

Kết quả kinh doanh được cải thiện sau hai năm chuỗi rạp chiếu phim này lỗ ròng lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng. Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Nội dung của CGV Việt Nam, cho biết thế khó của doanh nghiệp là dù đóng cửa vẫn phải gánh nhiều chi phí cố định như lương và bảo hiểm cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng, lãi vay ngân hàng, chi phí điện và nước duy trì máy móc thiết bị. Trong quý III, việc chi phí lãi vay tăng và biến động tỷ giá ngoại tệ làm chi phí tài chính của CGV Việt Nam bị đội lên 250% so với năm 2019. Do đó, lợi nhuận hoạt động trong quý này tăng nhưng chỉ đạt khoảng 6% so với số lỗ lũy kế hai năm trước.

Lãnh đạo CGV dự báo lợi nhuận của chuỗi rạp phim này tại Việt Nam có thể tiếp tục cải thiện trong quý cuối năm nhờ sự phục hồi của thị trường điện ảnh trong nước và việc phát hành các bộ phim được kỳ vọng cao trên toàn cầu. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, thị trường điện ảnh đón nhiều tựa phim đạt doanh số cao như Chiến Binh Báo Đen: Wakanda Bất Diệt, Black Adam, Cô Gái Từ Quá Khứ, Đặc Vụ Xuyên Quốc Gia 2…

CJ CGV Hàn Quốc chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ năm 2011 sau thương vụ chi 73,6 triệu USD mua lại 80% cổ phần của Megastar – chủ sở hữu hệ thống rạp phim lớn nhất tại Việt Nam khi đó. Hai năm sau, CJ CGV chuyển đổi thương hiệu MegaStar thành CGV. Đơn vị này cũng trở thành đại lý phát hành cho các studio tại Mỹ như UPI, Pixar, Disney hay Warner Bros, ngoài ra cũng được hai hãng phát hành phim lớn nhất Hollywood là United International Pictures và Buena Vista International ủy thác phát hành độc quyền tại Việt Nam.

Đến cuối quý III, hệ thống này có 81 rạp với 475 phòng chiếu phim tại 30 tỉnh, thành. CJ CGV công bố đơn vị này vẫn giữ vững vị thế chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam khi nắm 51% thị phần. Doanh nghiệp này chủ yếu bám sát kế hoạch mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại của hai “ông lớn” bán lẻ Vincom và Central Group.

Tất Đạt

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/doanh-thu-rap-phim-cgv-phuc-hoi-ve-truoc-dich-4539126.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện