Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người tiên phong cải cách kinh tế
Nhậm chức Thủ tướng giữa muôn vàn khó khăn
Năm 1985, sau một thập niên theo mô hình bao cấp, kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào viện trợ và vay nợ nước ngoài, lên đến 8,5 tỷ ruble(khoảng 3.500 tỷ đồng) và 1,9 tỷ USD (gần 45.600 tỷ đồng). Cứ thêm một năm, mô hình càng trục trặc và lỗi thời.
Ngân sách bị thâm hụt và phải bù đắp bằng việc in tiền để chi tiêu. Việc lặp lại sai lầm “giá – lương – tiền” khiến lạm phát phi mã lên gần775% vào năm 1986 và vẫn ở mức hai chữ số những năm 1990, 1991. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 12,7%.
Những chỉ số đáng báo động đã góp phần thức tỉnh tư duy các nhà lãnh đạo, dẫn đến quyết định đổi mới tại Đại hội VI (tháng 12/1986). Trong đó,đổi mới về kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đưa đất nước thoát khỏi nguy khó.
Ông Võ Văn Kiệt, lúc ấy đang là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trở thành một lãnh đạo chủ chốt kiến tạo nên công cuộc này.
Thời gian ấy, ông Kiệt cùng tham gia để bắt đầu đưa ra các chính sách đột phá. Ví dụ như xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyềntự chủ kinh doanh đối với xí nghiệp quốc doanh; “thương mại hoá” tư liệu sản xuất; tự do hoá giá cả; tổ chức lại hệ thống ngân hàng bằng soạnthảo “Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước” và “Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính”.
Tuy nhiên, trong lúc Chính phủ cật lực thì tình hình bên ngoài lại diễn biến bất lợi. Năm 1991, Liên Xô tan rã tác động sâu sắc đến Việt Nam,khiến nguồn thu từ viện trợ đột ngột biến mất. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các thị trường truyền thống bị đảo lộn trong khi Mỹ vẫn tiếp tụccấm vận.
Một năm sau đó, giữa vòng vây nguy khó, Quốc hội khóa IX (tháng 10/1992) bầu ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng.
Phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần
Trở thành Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt bắt tay hạ nhiệt lạm phát vốn còn trên 67% vào năm 1991. Ông đề ra phương châm ngân hàng chỉ được nhậntiền gửi để cho vay, tài chính chỉ lấy thu để chi, tuyệt đối không in thêm tiền.
Lãi suất huy động được nâng lên đến 13% một tháng để hút tiền về. Nhờ vậy, đà tăng lạm phát bị chặn lại và giảm dần còn 17,5% vào năm 1992.Giá vàng và USD cũng lần lượt giảm 31,3% và 25,8% so với trước. Đến 1993, lạm phát chỉ còn 5,2%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Cùng với đó, ông tập trung vào thúc đẩy sản xuất, cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, giúp sản xuất bung ra, giải quyết căn bản vấn đề lươngthực. Ngay năm 1992, Việt Nam lần đầu xuất siêu, các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu do Quốc hội đề ra đều đạt và vượt.
Năm 1993, ông Kiệt cũng lập Tổ Tư vấn kinh tế – một quyết định chưa có tiền lệ. Thành viên của tổ rất đa dạng, bao gồm những chuyên gia miềnBắc như Trần Đức Nguyên, Lê Đăng Doanh, Đào Xuân Sâm,…, chuyên gia miền Nam như GS Nguyễn Xuân Oánh, Luật sư Trương Thị Hòa, các chuyên gianước ngoài như GS Trần Văn Thọ (Nhật Bản), TS Vũ Quang Việt (Mỹ) và thêm một số thành viên trong “Nhóm thứ sáu”.
Nhóm thứ sáu tập hợp 24 doanhnhân, trí thức cả những người chế độ cũ, định kỳ ngồi lại với nhau mỗi chiều thứ sáu, có sự tham dự của ông Võ Văn Kiệt lúc ấy là Bí thư Thành ỦyTP HCM, để bàn bạc, thảo luận đề xuất. Nhóm được ví như mô hình thinktank (bể chứa ý tưởng) đầu tiên của TP HCM.
Với sự đóng góp của tổ tư vấn này, ông Kiệt đã định hình nên các chính sách cải cách, đổi mới về ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài vàkiến tạo nguồn vốn tại Việt Nam, cũng như táo bạo xây dựng những công trình trọng điểm mới. Sau ba năm hoạt động, năm 1996, Tổ tư vấn kinh tếđược điều chỉnh về tổ chức, trở thành Tổ Nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính (gọi tắt là Tổ nghiên cứu đổi mới).
Ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (một thành viên của Tổ Tư vấn kinh tế), cho rằng tinh thần vàthái độ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất thẳng thắn, thân tình, luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, người dân.
“Thủ tướng đi gặp các doanh nghiệp, lắng nghe họ nhiều vấn đề rồi về trao đổi với chúng tôi. Ông nói được phản ánh như thế, các anh thấy cầnthay đổi như nào, chính sách phải sửa ra sao, vướng ở đâu… Đấy cũng là bài học với chúng tôi”, ông Doanh nói.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo có tư duy kinh tế thị trường. Ông từng khẳng định Việt Nam cầnphát triển theo kinh tế thị trường, tất nhiên phải có tiến độ vừa phải, hợp lý, quan tâm tới doanh nghiệp nhà nước, các khu vực lân cận.
Vì vậy, ông luôn thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả theo yêu cầu của thị trường, giảm dần các cách thức theo kiểu cũ (quản lýquá nhiều, ra các tiêu chí mà không được sử dụng quyền chủ động cho họ).
Cùng với đó, ông rất quan tâm đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Khu vực này vốn hình thành khi ra Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 dùcòn nhiều phép tắc, xin cho và phân biệt đối xử. “Những điều này ông đều hiểu được”, bà Chi Lan cho biết.
Theo bà, đến cuối nhiệm kỳ Thủ tướng, ông đồng ý với đề xuất của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu sửa đổi hai luật: Công ty và Doanh nghiệp tưnhân trên tinh thần thực sự tạo điều kiện cho khối tư nhân phát triển. Đến lúc các chuyên gia nghiên cứu để sửa luật và báo cáo không thể sửa nổivì cái cũ quá khó và đề nghị làm luật mới, Thủ tướng chấp thuận ngay.
“Nếu không có khu vực tư nhân phát triển cũng không thể thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước thay đổi được. Cách của ông Kiệt là phải đẩy cho tưnhân vượt lên, vừa tư nhân lớn mạnh, vừa là áp lực cho doanh nghiệp nhà nước cải cách tốt hơn, thị trường hoá tốt hơn”, bà Chi Lan nói.
Bên cạnh đó, một loạt luật liên quan cũng ra đời trong thời kỳ này: Luật Đất đai, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Thương mại, Thuế… lànhững công cụ quan trọng mà Nhà nước cần có để tạo cơ sở cho doanh nghiệp, thị trường vận hành.
Nhờ vậy, giai đoạn 5 năm (1991-1995), Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, tăng trưởng GDP đạt 8,2% một năm, vượt kế hoạch đềra cho giai đoạn này là 5,5-6,5%. Trong đó, trung bình tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 13,3%, nông nghiệp 4,5% và xuất khẩu 20%.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi khi tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 lên 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 39,6% lên41,9%. Việt Nam bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Các chỉ số kinh tế tiếp tục tăng trưởng những năm còn lại cho đến khi ông Kiệt kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng. Theo đó, tăng tưởng GDP năm 1997đạt 8,15%, đưa tăng trưởng cả giai đoạn 1992-1997 tăng gần 8,8% mỗi năm, so với trung bình 4,67% một năm trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 -1991.
Khi nhìn lại những thành quả đổi mới, các chuyên gia cho rằng đó là nhờ 5 năm điều hành sôi nổi và nhiều đột phá trên hàng loạt mặt trận củaông Võ Văn Kiệt.
Bí quyết của cố Thủ tướng chứa đựng nhiều bài học vẫn còn giá trị về sau, từ việc trọng dụng nhân tài, tiếp thu các đóng góp chuyên môn củađội ngũ tri thức; đến việc xây dựng các công trình trọng điểm để kiến tạo cơ sở hạ tầng và động lực tăng trưởng; cùng với việc tăng cường ngoạigiao để tạo điều kiện phát triển ngoại thương.
Kiến tạo các công trình xuyên Việt
Nguồn tin: Báo Vnexpress
Link gốc: https://vnexpress.net/co-thu-tuong-vo-van-kiet-nguoi-tien-phong-cai-cach-kinh-te-4539326.html