Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Vì sao tiền của nhà giàu Nga vẫn an toàn ở Thụy Sĩ?

Vì sao tiền của nhà giàu Nga vẫn an toàn ở Thụy Sĩ?

Hiện tại, chỉ một phần nhỏ trong núi tiền khoảng 200 tỷ euro mà người giàu Nga gửi ở Thụy Sĩ là bị phong tỏa theo các lệnh trừng phạt.

Tại Magnitogorsk (Nga), các nhà máy thép khổng lồ đang tạo ra nhiều lợi nhuận. Chúng gần như hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của ông trùm thép Viktor Rachnikov.

Các thanh kim loại ra lò ở những nhà máy này. Nhưng các giao dịch đưa chúng xuất khẩu lại diễn ra tại văn phòng của MMK Trading, nằm trên tầng 4 một tòa nhà ở Lugano, Thụy Sĩ. Thành phố ở cuối dãy núi Alps này được mệnh danh là “thủ đô của kim loại Nga”.

MMK Trading do tỷ phú Viktor Rashnikov thành lập. Ông có tài sản khoảng 9,7 tỷ USD, theo Forbes. Tại Thụy Sĩ, ông sở hữu 3 dinh thự cùng một du thuyền trị giá 300 triệu euro.

Một quan chức địa phương tại làng Porza, khu dân cư sang trọng của Lugano, nói rằng gia đình Rachnikov đã rời khỏi đây sau chiến sự. Tương tự, các tài phiệt Nga khác như Andrei Melnichenko và Alexei Mordachov cũng không xuất hiện ở thành phố Ticino của nước này.

Alberto Genovesi, Giám đốc công ty tư vấn Fidinam, chuyên tư vấn cho nhiều doanh nghiệp Nga tại Ticino cho rằng các biện pháp trừng phạt người Nga là một “ý tưởng tồi”. “Các công ty này thuê nhân viên, trả lương và trả thuế. Đây đều những thứ giúp duy trì kinh tế địa phương. Thiệt hại doanh thu dễ dàng lên tới vài chục triệu euro”, ông nói.

Một góc của Lugano, Thụy Sĩ. Ảnh: Pixabay

Một góc của Lugano, Thụy Sĩ. Ảnh: Pixabay

Giống như các cá nhân và công ty bị trừng phạt khác, MMK đã phải dừng mọi hoạt động. Giao dịch quốc tế của các nhà máy thép ở Magnitogorsk được cho là chuyển sang Dubai hoặc Singapore.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của tờ Le Monde, nhìn chung Thụy Sĩ không vội vàng làm đảo lộn cuộc sống của các tỷ phú Nga. Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ ước tính tài sản của tài phiệt Nga ở nước này có thể đạt 200 tỷ franc Thụy Sĩ (200 tỷ euro). Tuy nhiên, giới chức mới chỉ “xác định” được 42 tỷ franc và phong tỏa được 7,5 tỷ franc.

Agathe Duparc, Chuyên gia tại tổ chức phi chính phủ Public Eye, cho biết mức độ thâm nhập vốn Nga trong kinh tế Thụy Sĩ chưa bao giờ được thống kê đủ. Không như Mỹ, Anh và EU, nước này không có lực lượng chuyên trách để thực thi trừng phạt hiệu quả.

Erwin Bollinger, Giám đốc Vụ Thương mại Quốc tế của Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề Kinh tế Thụy Sĩ (SECO), cho biết họ có 20 người làm việc về các vấn đề trừng phạt. Tất cả đều đang nỗ lực tìm và đóng băng những gì cần thiết. “Nhưng hãy nhớ rằng nhiều người Nga không liên quan gì đến các biện pháp trừng phạt này và chúng tôi không có quyền thực hiện bất kỳ hành động nào”, ông lưu ý.

Các biện pháp trừng phạt Nga là một quyết định chính trị. Nhưng Thụy Sĩ ưu tiên tuân thủ nghiêm ngặt luật sở hữu. Chừng nào hành vi sai trái không thể được chứng minh, việc thu giữ tài sản người Nga sẽ là phạm pháp.

Nước Anh cũng không có vụ phong tỏa lớn nào. Tại London, vụ “thu giữ” đáng nói nhất là dinh thự của nhà tài phiệt Oleg Deripaska. Tại số 5 Quảng trường Belgrave – quảng trường đắt đỏ nhất thủ đô – dinh thự 50 triệu bảng Anh (56,7 triệu euro) này đã bị niêm phong.

Oliver Bullough, tác giả cuốn sách “Butler to the World”, nói rằng chính phủ Anh đã truy lùng hàng tỷ USD tài sản của nhà giàu Nga. “Nhưng điều này vẫn còn rất bất cập. Họ chỉ tìm ra được 10% những gì phải theo dõi”, ông nói.

Dù vậy, Bill Browder – từng là chủ một ngân hàng đầu tư tại Nga – cho rằng Anh thực hiện trừng phạt hiệu quả hơn Thụy Sĩ. “Người Thụy Sĩ thích được coi là trung lập để họ có thể tiếp tục quản lý tiền của các tài phiệt”, vị này nói.

Trong khi cuộc tranh luận về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt với Nga chưa đi đến hồi kết, một mặt trận mới lại đang mở ra. Jamison Firestone, một luật sư tại London, kêu gọi thu giữ chứ không chỉ đóng băng tiền của người Nga như hiện tại.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý hiện tại không cho phép can thiệp như vậy. Trong mọi trường hợp, việc này đều rất khó khả thi ở London cũng như ở Liên minh châu Âu. “Việc bảo đảm tài sản được quy định trong hiến pháp. Không có cơ sở pháp lý nào cho việc thu giữ tài sản tư nhân của Nga”, Văn phòng Tư pháp Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Theo trang tin Swissinfo, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy Thụy Sĩ đã có động thái cân bằng rất tinh tế. “Một mặt, họ không muốn làm mất lòng Mỹ và châu Âu. Mặt khác, họ muốn duy trì danh tiếng của mình là điểm đến an toàn cho tài sản thế giới, ngoài tầm với của các biện pháp tùy tiện”, đơn vị này đánh giá.

Phiên An (theo Le Monde)

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/vi-sao-tien-cua-nha-giau-nga-van-an-toan-o-thuy-si-4577089.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện