Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Rơm tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 đồng một cuộn

Rơm tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 đồng một cuộn

Rơm cho bò ăn tại địa phương khan hiếm, nhiều người phải mua từ nơi khác vận chuyển đến với giá 40.000-52.000 đồng một cuộn, tăng gần gấp đôi bình thường.

Rơm miền Tây tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 một cuộn

Rơm miền Tây tăng giá kỷ lục, hơn 50.000 một cuộn

Mỗi ngày có 5,6 ghe chở hàng nghìn cuộn rơm từ các tỉnh khác về tập kết tại chợ rơm Ba Tri. Video: Hoàng Nam

Giữa tháng 11, chợ rơm nằm ven sông Ba Lai (Tân Xuân, Ba Tri) nhộn nhịp hàng chục nhân công bốc dỡ rơm từ ghe lên xe công nông. Tại bến có 5, 6 ghe lớn, mỗi ghe chở từ 1.000-2.000 cuộn rơm.

Giữa trưa, anh Nguyễn Văn Tý, 41 tuổi, vừa bốc dở xong một chuyến xe, tranh thủ đem cơm nấu sẵn từ nhà ra ăn để chuẩn bị cho chuyến tiếp theo. Anh Tý là dân địa phương làm nghề bốc xếp rơm hơn 3 năm nay. Mỗi ngày, công việc của anh là vác rơm từ ghe lên xe công nông.

Theo anh Tý, một cuộn rơm nặng chưa đến 20 kg, đoạn đường đi khoảng 20 m, nhưng do phải di chuyển liên tục nên khá tốn sức. Mỗi cuộn rơm có giá bán 40.000-52.000 đồng (tăng gần gấp đôi tháng trước), người bốc xếp được trả công 1.000 đồng.

Tại chợ rơm có ba bãi chính, số lượng công nhân bốc vác của các công đoàn nhiều nhất lên đến 50 người. Bình quân mỗi ngày, tùy theo số lượng rơm, công nhân bốc vác được trả từ 500.000-600.000 đồng.

Có khoảng 50 công nhân bốc vác tại ba bến ở chợ rơm Ba Tri. Ảnh: Hoàng Nam

Công nhân bốc vác tại ba bến ở chợ rơm Ba Tri trưa 8/11 Ảnh: Hoàng Nam

Vừa chở chuyến rơm đầu tiên trong tháng từ Hồng Ngự (Đồng Tháp) về, anh Nguyễn Văn Viên, 40 tuổi, thương lái rơm, cho biết mỗi chuyến đi về bằng ghe mất hai ngày hai đêm.

Anh Viên làm nghề lái rơm đã 13 năm, có một ghe gỗ chở khoảng 1.700 cuộn từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Ngoài thời gian di chuyển còn phải đợi bạn hàng, nên mỗi tháng vợ chồng anh đi khoảng 6 chuyến, bình quân mỗi chuyến trừ chi phí xăng dầu, lãi khoảng 5 triệu đồng.

Theo anh Viên, do mới chỉ đầu vụ thu hoạch nên số lượng ghe chở rơm còn ít. Cao điểm sau Tết Nguyên đán đến giữa năm, bình quân mỗi ngày tại bến có trên 10 ghe rơm, có tàu sắt lớn nhất có thể chở đến 4.000 cuộn.

Rơm từ chợ sẽ được xe công nông, ba gác phân phối đến người nuôi bò (mỗi xe chở từ 50 đến 100 cuộn). Bến Tre là một trong những địa phương có đàn bò thuộc loại lớn của miền Tây, trên 200.000 con.

Xe công nông chở rơm từ chợ đến người nuôi bò. Ảnh: Hoàng Nam

Xe công nông chở rơm từ chợ đến người nuôi bò. Ảnh: Hoàng Nam

Có hơn 10 con bò, những ngày này ông Phạm Văn Nhựt (Phong Mỹ, Giồng Trôm) cho biết bình quân mỗi ngày, một con bò lớn ăn khoảng nửa cuộn rơm. Do giá rơm tăng cao, ông phải cắt giảm bớt một nửa phần ăn của nó.

“Một con bê (bò con) hiện tại bán giá 7 triệu đồng, trong khi một xe rơm 100 cuộn đã có giá 5 triệu đồng”, ông Nhựt nói và cho rằng chi phí chăn nuôi hiện khá đắt đỏ.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri thông tin, huyện này có đàn bò 105.000 con, chiếm 50% tổng đàn bò của tỉnh.

Do thời điểm này đang có mưa nhiều, nông dân vì thế không thể thu hoạch rơm, trong khi cỏ nuôi bò kém phát triển, giá thức ăn lại tăng, giá rơm nhập về từ các tỉnh khác vì thế tăng cao kỷ lục. “Rơm tại chợ bán với giá 40.000 một cuộn, nhưng khi vận chuyển đến nhà dân có thời điểm lên đến 52.000 đồng một cuộn, gây khó khăn cho người chăn nuôi”, ông Vinh chia sẻ.

Hoàng Nam

  • Bến Tre đóng cửa nhà máy rác gây ô nhiễm
  • Bến Tre lập trung tâm giống, hoa kiểng lớn nhất nước
  • Bến Tre xin giải cứu dừa do giá còn 2.000 đồng một trái

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/rom-tang-gia-ky-luc-hon-50-000-dong-mot-cuon-4533685.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện