Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Dự án khí lô B dự kiến có dòng khí đầu tiên vào cuối 2026

Dự án khí lô B dự kiến có dòng khí đầu tiên vào cuối 2026

Dự án khí lô B – một trong các dự án trọng điểm đã nhiều năm bị đình trệ – dự kiến có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương cho hay, vướng mắc của chuỗi dự án khí – điện lô B được giải quyết, trong đó có dự án mỏ khí lô B – dự án trọng điểm cung ứng khí cho sản xuất điện ở phía Nam.

Theo đó, với dự án phát triển mỏ khí lô B, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – đơn vị nắm giữ gần 42,9% vốn và điều hành chuỗi dự án này – được yêu cầu thống nhất với các nhà đầu tư, phát triển để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) ” vào tháng 6/2023, sau khi hoàn tất các đàm phán, thoả thuận thương mại để dự án chuyển sang giai đoạn thi công. Việc này nhằm đạt mục tiêu dự án khí lô B có dòng khí đầu tiên (first gas) vào quý IV/2026.

Dự án phát triển mỏ khí lô B được dự tính có trữ lượng khí thu hồi ước tính 107 tỷ m3 trong 20 năm, tổng chi phí hơn 11 tỷ USD và cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn (Cần Thơ). Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí tại mỏ này được ký năm 1996 và 1999.

Năm 2015, PVN đã mua lại tài sản của Chevron, sau khi tập đoàn này rút lui khỏi dự án. Các đối tác tham gia ban đầu trong dự án phát triển khí lô B, là MOECO (Nhật Bản, chiếm gần 22,6% vốn), Chevron (Mỹ), Tổng công ty Thăm dò dầu khí Việt Nam (PVEP, xấp xỉ 26,8%) và Công ty Dầu khí Thái Lan (PTTEP, hơn 7,74%).

Dự án khí lô B gặp nhiều vướng mắc trong đàm phán thương mại, quy trình thẩm định đầu tư… nên chậm tiến độ hơn chục năm qua. Kế hoạch có dòng khí đầu tiên vì thế cũng liên tục bị lùi lại. Gần nhất, trong báo cáo gửi Chính phủ cuối năm 2020, các nhà phát triển mỏ dự kiến có dòng khí đầu tiên vào tháng 9/2024 với điều kiện quyết định FID không được phê duyệt muộn hơn tháng 3/2021.

Ngoài ra, để đồng bộ với tiến độ cấp khí lô B cho các nhà máy điện tại Ô Môn (Cần Thơ) vào cuối 2026, Bộ Công Thương giao PVN, EVN lập đề án chuyển đổi nhiên liệu nhà máy điện Ô Môn từ chạy dầu sang sử dụng khí lô B và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ cũng đồng ý cho các nhà máy điện Ô Môn sẽ dùng khí lô B, được gián tiếp tham gia thị trường điện theo Thông tư 45/2018. Việc này nhằm đảm bảo sản lượng huy động khí, điện khi dự án khí lô B và các nhà máy vận hành.

Loạt công việc thực hiện dự án chuỗi khí – điện lô B cũng được cơ quan quản lý đưa ra mốc thời gian hoàn thành cụ thể với hai doanh nghiệp Nhà nước tham gia, là PVN và EVN.

Chẳng hạn, PVN phê duyệt, phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm Giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở của Dự án phát triển khí lô B, ký hợp đồng trong tháng 6/2023. Hồ sơ này cùng hồ sơ gói thầu đường ống nội mỏ của dự án… phải được PVN phát hành cuối năm nay, ký hợp đồng trong tháng 6 năm sau.

PVN cũng cần hoàn tất đàm phán, ký các thoả thuận mua bán khí (GSPA), thoả thuận bán khí (GSA) và thoả thuận mua bán điện (PPA) chậm nhất trong quý I/2023.

Với EVN, Bộ yêu cầu sớm phê duyệt, phát hành hồ sơ mời thầu gói EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV trong quý IV/2022; triển khai dự án đầu tư chuyển đổi nhiên liệu dầu FO sang sử dụng khí lô B cho Nhà máy điện Ô Môn 1 đồng bộ với tiến độ cấp khí.

Tập đoàn này cần trình Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy Ô môn III trong tháng 12; hoàn thiện thủ tục đề nghị cho Nhà máy điện Ô Môn III sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản, trình Thủ tướng xem xét, chấp thuận

“Vướng mắc của chuỗi dự án khí – điện lô B đã được giải quyết. Trách nhiệm thúc đẩy tiến độ dự án thuộc chủ đầu tư các dự án thượng, trung và hạ nguồn”, Bộ Công Thương nhận xét.

Về huy động khí cho phát điện năm nay, Bộ Công Thương thông tin, lượng khí bao tiêu cung ứng thực tế cho sản xuất điện năm nay gần 5,6 tỷ m3, cao hơn 0,15 tỷ m3 so với kế hoạch đưa ra cuối năm ngoái. Trong đó, khí tại khu vực Đông Nam Bộ vượt 8% so với kế hoạch, đạt 4,8 tỷ m3, nhưng khu vực Tây Nam Bộ chỉ bằng 65% kế hoạch, với 0,77 tỷ m3 do các nhà máy điện Cà Mau và giàn đầu giếng gặp sự cố phải sửa chữa dài ngày.

Bộ này khẳng định sẽ đảm bảo cung cấp ổn định, kịp thời cho các nhà máy điện khí; quản lý, điều hành và giá khí bảo đảm theo cơ chế thị trường, cạnh tranh.

Anh Minh

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/du-an-khi-lo-b-du-kien-co-dong-khi-dau-tien-vao-cuoi-2026-4545238.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện