Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Dấu hiệu kinh tế toàn cầu mất đà thịnh vượng

Dấu hiệu kinh tế toàn cầu mất đà thịnh vượng

Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng, các nước nghèo ngày càng chật vật, còn Fed thì khó đoán là dấu hiệu cho thấy toàn cầu mất đà thịnh vượng.

Tuần này, các bộ trưởng tài chính của G20 sẽ nhóm họp tại Ấn Độ trong bối cảnh một số mối lo chính của kinh tế toàn cầu đã thoát nguy hiểm. Theo đó, lạm phát đang giảm; thị trường lao động ở nhiều nước vẫn mạnh. Các kịch bản xấu nhất về hậu quả của xung đột Ukraine – ví dụ như một loạt các vụ vỡ nợ ở các nước đang phát triển hay suy thoái sâu ở châu Âu – đã không xảy ra.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu cũng không mấy tích cực. Đà thịnh vượng ngắn ngủi có thể sắp kết thúc, theo WSJ. Nhiều dấu hiệu của nó như hoạt động sản xuất đang suy yếu trên toàn thế giới. Châu Âu trượt vào một cuộc suy thoái nhẹ đầu năm nay. Sự phục hồi rất được mong đợi của Trung Quốc sau các đợt phong tỏa do Covid-19 đang diễn ra chậm chạp. Nhiều thị trường mới nổi tiếp tục vật lộn với gánh nặng nợ nần chồng chất và lãi suất cao.

Câu hỏi hiện nay đối với các quan chức kinh tế hàng đầu thế giới là liệu họ có thể tiếp tục tránh được những hậu quả xấu nhất, từ chính sách tiền tệ hạn chế đến sự suy giảm thương mại toàn cầu hay không. “Mặc dù triển vọng không rõ ràng trong thời gian tới, dự báo trung hạn của kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm”, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nói.

Điểm yếu của Trung Quốc lộ rõ

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vừa công bố GDP nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này cao hơn so với quý I (4,5%), nhưng chậm hơn dự báo của giới phân tích trong khảo sát của WSJ (7%).

Xuất khẩu của nước này tháng trước đã giảm mạnh so với cùng kỳ 2022, còn lạm phát không đổi – dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu làm tăng nguy cơ giảm phát. Trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại họp báo trước hội nghị các bộ trưởng tài chính G20. Ảnh: AP

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại họp báo trước hội nghị các bộ trưởng tài chính G20. Ảnh: AP

Trong cuộc họp báo hôm 16/7, trước thềm các cuộc họp G-20, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết bà đã được thông báo về các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc khi ở Bắc Kinh vào tuần trước. Bà đánh giá sức khỏe nền kinh tế lớn thứ hai thế giới quan trọng với toàn cầu.

“Trung Quốc là nhà nhập khẩu rất lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi tăng trưởng của nước này chậm lại, nó sẽ tác động đến tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Và chúng ta đang thấy điều đó”, bà Yellen nói.

Xuất khẩu của Trung Quốc và thương mại toàn cầu sụt giảm phần nào phản ánh hậu quả của lãi suất cao và xu hướng người tiêu dùng quay lại chi tiêu cho dịch vụ thay vì hàng hóa như thời đại dịch. Nhưng một số nhà kinh tế lo ngại về sự suy yếu dai dẳng hơn đối với thương mại và tăng trưởng khi Mỹ và Trung Quốc lạnh nhạt với nhau. Bà nói rằng sẽ là “quá sớm” để chính quyền Biden xem xét dỡ bỏ thuế quan đối với hơn 350 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Nhiều công ty đa quốc gia đang tìm cách chuyển bớt hoạt động khỏi Trung Quốc, trong khi Mỹ và các đồng minh đưa ra các ưu đãi mới để chấn hưng ngành sản xuất. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc – nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng – đã sụt giảm trong quý I.

Việc định hướng lại chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ diễn ra trong nhiều năm, khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng ở Trung Quốc và tăng giá cho người tiêu dùng toàn cầu trong dài hạn. “Đó là một quá trình chậm chạp vì không có cơ sở hạ tầng hoặc hệ sinh thái nào ở Đông Nam Á có thể nhanh chóng tái tạo hiệu quả mà thị trường Trung Quốc mang lại”, Nirav Patel, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Asia Group cho biết.

Các ánh mắt đổ dồn vào Fed

Đối với nền kinh tế toàn cầu gắn liền với USD, các dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt đáng kể so với mức đỉnh của năm ngoái là điều đáng khích lệ. Nhưng nhiều quan chức kinh tế các nước vẫn lo ngại về hành động tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Fed đang dự định tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào tháng 7. Tuy nhiên, cơ quan này có thể tăng thêm bao nhiêu lần nữa sau đó, và lãi suất có thể duy trì ở mức cao trong bao lâu, vẫn chưa rõ. Nguyên nhân là Fed đang đối diện với lạm phát cơ bản ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hậu quả của vụ Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ cũng đã thắt chặt các điều kiện tín dụng ở Mỹ, có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng.

“Kinh nghiệm của tôi tại các cuộc họp G20 là khi Fed báo cáo về kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ thì cả căn phòng trở nên im lặng và căng thẳng”, Nathan Sheets, Kinh tế trưởng toàn cầu tại Citi, Cựu chuyên gia kinh tế của Fed và Bộ Tài chính Mỹ, cho biết.

Tuyển dụng và chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tiếp tục tăng khiến một số nhà kinh tế được WSJ thăm dò, rút lại dự báo suy thoái ở nước này trong tương lai gần. Tuy nhiên, hầu hết vẫn cho rằng Mỹ sẽ suy thoái trong vòng 12 tháng tới.

Nhóm nước nghèo bấp bênh

Lãi suất tăng ở Mỹ năm ngoái đã thu hút vốn vào các tài sản bằng USD, đẩy giá trị của USD lên đáng kể. Điều đó tạo ra thách thức cho nhiều quốc gia có thu nhập thấp đã vay và phải trả nợ bằng USD, cũng như tốn kém hơn khi nhập khẩu thực phẩm và năng lượng.

Dù giá USD đã hạ nhiệt thời gian gần đây nhưng IMF cảnh báo hành động khó đoán của Fed trong thời gian tới sẽ tạo ra rủi ro cho các nước nghèo nếu USD lại lần nữa tăng giá. IMF cho biết hơn một nửa số quốc gia có thu nhập thấp và khoảng một phần tư quốc gia có thu nhập trung bình đang lâm vào cảnh túng quẫn hoặc có nguy cơ cao về nợ nần.

Xung đột Ukraine cũng khiến các nước nghèo bất lợi vì làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng, đồng thời đẩy lạm phát trên toàn thế giới lên cao. Tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến, những áp lực đó có thể xuất hiện trở lại. Không chỉ có nước nghèo mà nền kinh tế châu Âu, vốn chịu thiệt hại vào năm ngoái khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên, đặc biệt dễ bị tổn thương.

Magdalena Rzeczkowska, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, cho rằng những cú sốc sẽ còn xuất hiện nhưng không biết cú sốc nào sẽ đến. “Có rất nhiều điều không chắc chắn về tương lai”, bà nói.

Phiên An (theo WSJ)

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/dau-hieu-kinh-te-toan-cau-mat-da-thinh-vuong-4630310.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện