Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

Chỉ báo OBV trong chứng khoán là gì?

Chỉ báo OBV trong chứng khoán là gì?

OBV hay chỉ báo cân bằng giá giúp đo lường sức mua và sức bán trên thị trường, dựa theo cả khối lượng giao dịch và chuyển động của giá.

OBV là viết tắt của On Balance Volume, sử dụng sự tăng, giảm của khối lượng để dự đoán những thay đổi trong giá cổ phiếu.

Chỉ báo này lần đầu được giới thiệu trong cuốn sách “Granville’s New Key to Stock Market Profits” vào năm 1963 bởi nhà phân tích Joseph Granville. Ông cho rằng khối lượng là chỉ số quan trọng phản ánh tình hình thị trường, từ đó, ông thiết kế ra OBV để dự đoán thị trường dựa trên sự thay đổi khối lượng. Theo đó, khi khối lượng giao dịch tăng mạnh thì cổ phiếu không thể đi ngang, chỉ có thể tăng hoặc giảm.

Công thức tính chỉ báo OBV

OBV = OBV trước ± khối lượng giao dịch

Công thức tính của chỉ báo khối lượng cân bằng dựa vào biến động giá (giá đóng cửa) và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Khi đó, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1:Khi mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại cao hơn giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại = OBV phiên trước đó + Khối lượng giao dịch hiện tại.

– Trường hợp 2: Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại bằng mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại = OBV phiên trước đó.

– Trường hợp 3: Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó: OBV hiện tại = OBV phiên trước đó – Khối lượng giao dịch hiện tại.

Ví dụ cách tính OBV theo bảng:

Giá đóng của (đồng) Khối lượng giao dịch (cổ phiếu) Chỉ báo OBV
Ngày 1 100.000 0 0
Ngày 2 105.000 12.500 0 + 12.500 = 12.500
Ngày 3 106.000 11.000 12.500 + 11.000 = 23.500
Ngày 4 103.000 14.000 23.500 – 14.000 = 9.500
Ngày 5 103.000 12.000 9.500

Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 là những ngày tăng giá, công thức tính OBV được áp dụng theo trường hợp 1. Ngày thứ 4 là ngày giá giảm, công thức được tính theo trường hợp 3. Còn ngày thứ 5 giá giữ nguyên, OBV được tính theo trường hợp 2.

Ý nghĩa chỉ báo OBV

Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV có thể xác định xu hướng giá và xác định phân kỳ.

– Sử dụng OBV để xác định xu hướng giá: Khối lượng của những phiên giao dịch tăng giá thường sẽ cao hơn những phiên giảm giá (ngoại trừ những phiên bán tháo cổ phiếu), khi đó chỉ số OBV sẽ tăng và ngược lại.

Cụ thể, chỉ báo OBV trong biểu đồ giá tăng lên cho thấy lực mua chủ động cao hơn lực bán, khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục chu kỳ tăng. Chỉ báo OBV giảm thì lực bán chủ động chiếm ưu thế, khối lượng giảm làm giá cổ phiếu có thể phá các hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.

OBV dựa vào sự tăng giảm khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu và OBV tiếp tục tăng là tín hiệu tốt cho thấy chu kỳ tăng có thể vẫn tiếp diễn.

– Sử dụng OBV để xác định phân kỳ: Khi hướng đi của nến giá và chỉ báo OBV ngược lại thì hiện tượng phân kỳ đang diễn ra.

Cụ thể, khi chỉ báo OBV bắt đầu giảm và cho ra đường dốc xuống và nến giá lại tăng theo chiều dốc lên, báo hiệu chu kỳ tăng của cố phiếu đang dần yếu đi bởi các yếu tố về khối lượng giao dịch không còn ủng hộ.

Ngoài ra, khi chỉ báo OBV bắt đầu tăng và nến giá vẫn ở xu hướng giảm, hiện tượng phân kỳ xảy ra nhưng ở chiều tích cực. Chỉ báo khối lượng cân bằng tăng nói lên sự yếu dần của xu hướng giá giảm và chuẩn bị một xu hướng tăng giá sắp tới.

Chỉ báo OBV thích hợp cho nhà đầu tư xác định xu hướng giá cổ phiếu cho các giao dịch dài hạn. Tuy nhiên, như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo khối lượng cân bằng cũng cần kết hợp nhiều chỉ báo để có kết quả đúng đắn nhất.

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/chi-bao-obv-trong-chung-khoan-la-gi-4587314.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện