Công ty TNHH SX TM Phước Hào

Chứng nhận chất lượng

Màng nhôm

Xem catalogue

Máy ép màng

Xem catalogue

Màng nhôm

Máy ép màng

Dây đai

TS Võ Trí Thành: ‘Hàng không cao cấp giàu tiềm năng’

TS Võ Trí Thành: ‘Hàng không cao cấp giàu tiềm năng’

Ngành hàng không cao cấp giàu tiềm năng khi giới siêu giàu có thể sẵn sàng chi cả vài triệu USD cho một chuyến đi, theo ông Thành.

Triển lãm hàng không cao cấp do thương hiệu hàng không chung cao cấp Sun Air và hãng máy bay thương gia Gulfstream vừa được tổ chức tại Vân Đồn. TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đánh giá về ảnh hưởng của sự kiện này và cách phát triển ngành hàng không cao cấp.

– Triển lãm Airshow 2022 cho thấy điều gì, thưa ông?

– Tôi nghĩ, Việt Nam đang được coi là một đất nước có kinh tế vĩ mô phát triển khá tốt. Điều này giúp Việt Nam được coi là một trong số những nước có nhiều điểm du lịch hấp dẫn cùng chất lượng dịch vụ ngày càng cải thiện. Chúng ta không chỉ thu hút tầng lớp du khách đại chúng, mà cả nhóm khá giả, có khả năng chi tiêu cao muốn có dịch vụ đẳng cấp.

Đối với những tầng lớp này, du lịch, trải nghiệm là một phần, bên cạnh câu chuyện làm ăn, đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Những hãng hàng không này không chỉ đáp ứng về dịch vụ đẳng cấp, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tìm hiểu, qua đó để xuống tiền đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Do đó, sự xuất hiện của những hãng hàng không chuyên biệt hay các sự kiện như triển lãm hàng không vừa qua là chiến lược quan trọng. Nếu uy tín của hãng ngày càng nâng cấp, hình ảnh của Việt Nam cũng sẽ được biết đến không chỉ như một điểm đáng đến mà còn đáng sống, đáng làm việc đầu tư. Tuy nhiên, thách thức cũng rất nhiều.

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Sun Group

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Sun Group

– Xin ông chia sẻ thêm những thách thức đó là gì?

– Hãng hàng không hạng sang không chỉ là private jet, tức là sự sang trọng không chỉ riêng gì ở nội, ngoại thất của cái máy bay hay tốc độ, độ an toàn, tính năng kỹ thuật và diện mạo mà còn ở cả dịch vụ trong máy bay.

Vì thế, thách thức nằm ở chỗ xây dựng cả hệ sinh thái đẳng cấp đi theo cái máy bay đó. Muốn đạt được hệ sinh thái ấy thì private jet cùng tất cả các dịch vụ phải cùng một đẳng cấp cao. Tức là các dịch vụ đem tới cho khách hàng, từ lúc đến sân bay, lên máy bay, suốt quá trình bay cho đến khi hạ cánh tới nơi họ muốn trải nghiệm, sống, làm việc, tham quan… đều phải thật đẳng cấp. Trong hệ sinh thái ấy, nơi lưu trú, dịch vụ chăm sóc y tế, những trải nghiệm du lịch đi kèm…, đều phải đáp ứng được đòi hỏi cao của người giàu, người tài. Đó chính là thách thức.

Tuy nhiên, tôi nghĩ những tập đoàn, doanh nhân họ đặt cược hay xây dựng chiến lược kế hoạch cho một “trò chơi mới”, một phân khúc mới của hàng không thì họ cũng tính toán rất kỹ. Và qua Air Show vừa rồi, chúng ta thấy những tập đoàn có tên tuổi nhất họ đã đặt niềm tin vào thị trường này rồi.

– Vậy Việt Nam sẽ phát triển hệ sinh thái này như thế nào?

– Việt Nam có những điểm chưa phải là hoàn hảo. Song đó là cái hay bởi khi mình ở điểm thấp thì có nhiều thời cơ để tiến lên phía trước.

Còn làm thế nào có được hệ sinh thái ấy rõ ràng bản thân tập đoàn, công ty xây dựng hệ sinh thái ấy phải có chiến lược hoặc kết nối hạ tầng. Tức là nhiều nhà đầu tư chiến lược kết nối với nhau để đảm bảo cho hệ sinh thái vận hành trơn tru, đem lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng. Không thể thiếu một bên liên quan quan trọng trong hệ sinh thái ấy là vai trò của Chính phủ, chính quyền.

Tôi nhớ có lần được tham gia nói chuyện về cải cách phát triển kinh tế Việt Nam với nguyên thủ của một nước châu Mỹ Latin. Trong chuyến công du của mình, vị nguyên thủ có đi thăm một số nước khác ngoài Việt Nam. Ông ấy đi bằng private jet cùng với một tỷ phú. Và trước chuyến đi của ông, một công ty du lịch được thuê để khảo sát trước những quốc gia mà ông sẽ đến, để đảm bảo từ di chuyển, lưu trú, ăn uống, tiếp xúc, chia sẻ, tìm hiểu tham quan du lịch… tất cả đều phải hoàn hảo.

Một chuyến đi của khách hàng private jet thôi mà cả một hệ thống phải vận hành xuyên quốc gia. Đó là một thách thức không nhỏ đối với bất kỳ hãng hàng không hạng sang nào. Nhưng tiềm năng của ngành này lớn, bởi giới siêu giàu có thể sẵn sàng chi cả vài triệu USD cho một chuyến đi.

Chuyên cơ của Sun Air. Ảnh: Sun Group

Chuyên cơ của Sun Air. Ảnh: Sun Group

– Ngành hàng không Việt Nam cần làm gì để đón đầu cơ hội này?

– Đối với Việt Nam, ngành hàng không đã ra đời lâu, cùng với quá trình đổi mới và cải cách từ năm 90 cho đến thời điểm này.

Bây giờ, trên thị trường, người ta đã nói đến việc cạnh tranh của ngành hàng không Việt Nam. Điều đó thể hiện sự lớn lên của ngành này ở Việt Nam. Đằng sau đó là sự phát triển không chỉ hàng không nhà nước mà còn cả các hãng hàng không tư nhân khác; cũng không chỉ các hãng đã mà còn sắp hoạt động như Sun Air.

Vị thế của ngành hàng không đã được củng cố theo năm tháng cùng sự lớn mạnh, phát triển của đất nước. Chính vì vậy, khi chúng ta gia nhập nhiều hiệp định, mở cửa, gắn kết, hợp tác với các nước, đằng sau vị thế của ngành hàng không còn có vai trò của Nhà nước trong việc đàm phán để mở cửa bầu trời. Việc mở cửa không chỉ trong khu vực như Asean và song phương mà nên gắn kết với tất cả các đối tác lớn về thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam.

Bên trong chuyên cơ của Sun Air. Ảnh: Sun Group

Bên trong chuyên cơ của Sun Air. Ảnh: Sun Group

– Ông nhận định du lịch Việt Nam sẽ phát triển ra sao sau khi có sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân hạng sang?

– Muốn xây dựng thành một thị trường hiện đại, hội nhập cần phải có kinh tế tư nhân. Không có kinh tế tư nhân thì không tạo nên thị trường cạnh tranh. Chúng ta đều thấy sự ra đời của các hãng tư nhân đã đem lại màu sắc, hình ảnh rất khác cho thị trường hàng không Việt. Cùng với đó là việc nâng cấp thương hiệu, chất lượng dịch vụ theo những tiêu chuẩn quốc tế. Vậy nên các hãng hàng không tư nhân của Việt Nam đã trở thành một bộ phận hữu cơ, kể cả vận tải hành khách, hàng hóa tạo nên thị trường rất sôi động, không chỉ kết nối địa phương trong nước mà cả với thế giới. Vì thế, tôi tin vào sự tác động tích cực của các hãng hàng không tư nhân hạng sang.

Tâm Anh

Nguồn tin: Báo Vnexpress

Link gốc: https://vnexpress.net/ts-vo-tri-thanh-hang-khong-cao-cap-giau-tiem-nang-4540031.html

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tính năng đang được hoàn thiện